Những nghiên cứu hiện nay Giả thuyết thế giới công bằng

Tác động tích cực đến sức khỏe tâm thần

Dù phần lớn các nghiên cứu ban đầu về niềm tin tập trung vào hệ quả tiêu cực với xã hội, nhưng cũng có nghiên cứu khác cho thấy sự tin tưởng này là tốt, và thậm chí cần thiết cho sức khỏe tâm thần.[49] Càng tin vào thế giới công bằng, người ta càng dễ hài lòng và hạnh phúc trong cuộc sống, cũng như ít có cảm xúc tiêu cực hơn.[37][50] Các nhà nghiên cứu hiện vẫn đang khám phá lý do dẫn đến mối liên hệ này giữa niềm tin thế giới công bằng và sức khỏe tâm thần. Một giả thuyết cho rằng niềm tin này đóng vai trò một nguồn lực cá nhân hoặc phản ứng đối phó, giúp con người giảm căng thẳng trong cuộc sống thường ngày hoặc khi chứng kiến các sự kiện có thể gây thương tổn.[51] Nói cách khác, niềm tin thế giới công bằng là một loại ảo tưởng tích cực.[52] Những nghiên cứu gần đây cũng cho rằng niềm tin thế giới công bằng sẽ có thể giải thích mối liên hệ thống kê giữa sức khoẻ tinh thần và tín ngưỡng/tâm linh.[40]

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng niềm tin thế giới công bằng có mối tương quan với điểm kiểm soát nội tại.[22] Càng tin tưởng vào thế giới công bằng, người ta càng dễ chấp nhận và ít bất mãn hơn với những sự kiện tiêu cực trong cuộc sống.[51] Đây có thể là một trong số nhiều cách mà niềm tin này ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Những nghiên cứu khác cho thấy chỉ niềm tin thế giới công bằng của bản thân mới có ảnh hưởng này, còn niềm tin cho người khác lại liên quan đến những hiện tượng xã hội tiêu cực như đổ lỗi hoặc sỉ nhục nạn nhân trong kết quả của các nghiên cứu khác.[53]

Các nghiên cứu quốc tế

Hơn 40 năm sau công trình của Lerner, nhiều nghiên cứu về hiện tượng này vẫn được tiến hành, chủ yếu ở Hoa Kỳ và ba châu lục Âu, Úc, Á.[54] Gần đây, những đóng góp to lớn của các nhà nghiên cứu người Đức[5] đã góp phần hình thành tác phẩm Những câu trả lời cho nạn nhân và niềm tin vào một thế giới công bằng (1998), do Leo Montada (người Đức) và Lerner đồng biên tập.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giả thuyết thế giới công bằng http://inesad.edu.bo/developmentroast/wp-content/u... http://web.mit.edu/curhan/www/docs/Articles/biases... http://www.units.muohio.edu/psybersite/justworld/i... //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... http://www.scu.edu/ethics/publications/iie/v3n2/ju... http://www.peplaulab.ucla.edu/Publications_files/R... http://www.peplaulab.ucla.edu/Publications_files/R... http://www.lps.univ-savoie.fr/uploads/PDF/576.pdf